5 loài vật không cần uống nước vẫn sống
Bạn có biết những loài vật không cần uống nước vẫn sống không? Hãy cùng phobienkienthuc.com tìm hiểu về 5 loài vật không cần uống nước vẫn sống trong bài viết này nhé.
1. Rùa sa mạc - loài vật không cần uống nước vẫn sống
Rùa sa mạc là một trông những loài vật không cần uống nước vẫn sống
Một số loài rùa cạn trên sa mạc Mojave và Sonoran ở Bắc Mỹ có bàng quang lớn để chứa nhiều nước tiểu, theo Popular Science. Rùa có thể hấp thụ nước trực tiếp từ nước tiểu để tồn tại trong điều kiện môi trường khô hạn một năm hoặc lâu hơn mà không cần uống nước.
2. Chuột nhảy hai chân - loài vật không cần uống nước vẫn sống
Chuột nhảy hai chân là một trông những loài vật không cần uống nước vẫn sống
Chuột nhảy hai chân, sống trong những vùng đất khô hạn ở phía tây nước Mỹ, không bao giờ phải uống nước. Chúng lấy nước từ các loại hạt mà chúng ăn hàng ngày. Chuột nhảy hai chân cũng có thể tiết kiệm nước bằng cách tự làm giảm quá trình trao đổi chất, nhờ đó giảm được tốc độ thoát hơi nước qua da hay qua việc hô hấp.
3. Ếch giữ nước (Water-Holding Frog) - loài vật không cần uống nước vẫn sống
Ếch giữ nước (Water-Holding Frog) là một trông những loài vật không cần uống nước vẫn sống
Vào mùa khô nóng, ếch giữ nước (Water-Holding Frog) sống ở Australia tiết ra một kén nhầy không thấm nước, nhằm giữ độ ẩm cho cơ thể. Chúng ngủ đông dưới mặt đất và chờ mùa mưa đến. Loài ếch này có thể tồn tại hai năm hoặc lâu hơn nhờ chất lỏng dự trữ trong bàng quang.
4. Lạc đà - loài vật không cần uống nước vẫn sống
Lạc đà là một trông những loài vật không cần uống nước vẫn sống
Lạc đà không chứa nước trong bướu, vì vậy chúng phải tiết kiệm nước. Vào ban đêm, không khí lạnh trên sa mạc làm mát khoang mũi của lạc đà. Sương mù có trong hơi thở ngưng tụ bên trong mũi và được hấp thụ lại. Khoang mũi lạc đà dài và uốn lượn, giúp tiết kiệm 60% độ ẩm khi thở ra.
5. Linh dương Gazelle - loài vật không cần uống nước vẫn sống
Linh dương Gazelle là một trông những loài vật không cần uống nước vẫn sống
Linh dương Gazelle sống trên sa mạc Arab có khả năng giảm bớt nhu cầu sử dụng oxy của các cơ quan trong cơ thể nếu thời tiết khô hạn. Bằng cách giảm kích thước của tim và gan xuống 20 đến 45%, chúng sẽ thở ít hơn và giảm lượng nước thoát qua đường hô hấp.